Chảy máu chân răng là bệnh lý răng miệng phổ biến xảy ra ở tất cả mọi người. Chảy máu chân răng khi ngủ dậy có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do các bệnh lý răng miệng gây nên.
Chảy máu răng vào buổi sáng khi ngủ dậy do đâu?
Hãy tưởng tượng mỗi sáng khi ngủ dậy, trong khoang miệng của chúng ta đều cảm nhận được vị tanh của máu chảy ra từ chân răng và khi nhổ nước bọt sẽ có màu hồng một cách bất thường, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc một số bệnh lý nha chu nguy hiểm bao gồm viêm lợi. Chi phí phẫu thuật hàm hô bao nhiêu tiền?
Viêm lợi là tình trạng nướu bọc quanh cổ răng bị tổn thương và nhiễm khuẩn, kèm theo hiện tượng chảy máu là sưng đỏ, khi ấn vào sẽ rất mềm và đau nhói. Nếu không chữa trị kịp thời, ổ viêm nhiễm sẽ xâm lấn vào xương hàm, gây tiêu xương hoặc nặng nhất là làm răng mất trụ bám dẫn đến rụng vĩnh viễn. Bên cạnh viêm lợi, chảy máu răng vào buổi sáng khi ngủ dậy còn có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
Lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, nước uống có gas.
Thay đổi nội tiết tố cơ thể đột ngột nhất là ở phụ nữ đang mang thai.
Tiền sử bệnh tiểu đường, xuất huyết giảm tiểu cầu máu, thiếu canxi.
Bệnh thuộc về gan (hệ thống tổng hợp đông máu) do thiếu vitamin K.
Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin cần thiết.
Vệ sinh răng miệng kém và không thường xuyên đi khám nha khoa.
Cách xử lý khi chảy máu răng vào buổi sáng khi ngủ dậy
Muốn điều trị tận gốc tình trạng chảy máu chân răng thì đầu tiên bạn phải thực hiện lấy cao răng sạch sẽ và định kỳ 6 tháng/ lần. Sau khi lấy cao răng thì chú ý đến việc vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa sự tái bám cao răng.
- Sau khi ăn xong hãy sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, cặn bã thức ăn. Vệ sinh răng miệng đúng cách, khi chải răng nên nghiêng 45 độ, chải từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, không dùng lực quá mạnh gây tổn thương đến men răng và nướu.
- Chải răng xong nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, làm cho hơi thở thơm mát, hạn chế viêm nhiễm.
(Mỗi bệnh nhân sẽ có kết quả khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)
Nếu thực hiện những biện pháp trên mà tình trạng máu chảy chân răng vẫn tiếp diễn thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám tổng quát sức khỏe của mình. Có thể lúc này nguyên nhân gây chảy máu chân răng không phải là bệnh lý răng miệng mà là những bệnh lý toàn thân khác.
Bài viết được trích nguồn từ: http://gianiengrang.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt