Do là chiếc răng mọc cuối cùng trong xương hàm nên nó thường có xu hướng mọc lệch và mọc ngầm gây ra các biến chứng về viêm lợi trùm, viêm quanh răng hoặc gây sâu răng đối với các răng kế cạnh gây cảm giác đau đớn cho người bệnh, thậm chí hành sốt và không thể há được miệng…Đối với các trường hợp này, hầu hết đều được các bác sỹ chỉ định nên nhổ bỏ nhằm hạn chế các biến chứng về răng miệng sau này.
Mọc răng khôn khi mang thai có sao không?
Mọc răng khôn là quá trình diễn ra khi bạn nằm trong độ tuổi 18 – 25 hoặc có thể muộn hơn. Đây cũng là khoảng thời gian phụ nữ dễ mang thai và sinh con đầu lòng nhất. Vì lý do này mà nhiều người không khỏi lo lắng mọc răng khôn khi mang thai có sao không. Loại bọc răng sứ loại nào tốt nhất?
Trên thực tế, mọc răng khôn cũng như những răng khác trên cung hàm. Song, vì chiếc răng số 8 này mọc muộn, đúng lúc xương hàm đã ổn định và khó phát triển về kích thước. Chiếc răng cuối cùng phải chen lấn để ngoi lên khỏi nướu nên việc gây ra cảm giác đau nhức là điều không thể tránh khỏi.
Bên cạnh hiện tượng đau nhức, khổ chủ còn dễ gặp phải một số biểu hiện như nóng sốt, nhức đầu, buồn nôn, biếng ăn, nướu sưng tấy… Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, cơ địa chị em thường biến đổi thất thường và quá trình mọc răng khôn xuất hiện trong giai đoạn này là điều rất đáng lo ngại. Vì thế, khi có dấu hiệu mọc răng khôn, mẹ bầu cần thực hiện thăm khám và theo dõi thường xuyên tại các trung tâm nha khoa.
Các phương pháp giảm đau khi mọc răng khôn
Phụ nữ mang thai thường không thể sử dụng thuốc giảm đau trong quá trình mọc răng khôn. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế những cơn đau và phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng thông qua chế độ chăm sóc, bảo vệ răng miệng khoa học, lành mạnh:
Vệ sinh răng miệng
Mẹ bầu hạn chế việc cử động mạnh cơ miệng, điều này khiến cơn đau nhức càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không thể sử dụng bàn chải đánh răng trong giai đoạn này, bạn có thể thay thế công việc này bằng nước súc miệng chuyên dụng. Chị em cũng có thể ngậm nước muối ấm thường xuyên để hạn chế cơn đau nhức.
Chế độ ăn uống
Trong thời gian này, bạn chỉ nên sử dụng các thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo hay súp. Tuy nhiên, hãy đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi bằng cách xoay nhuyễn thịt, cá, tôm, rau xanh… và cho chúng vào bữa ăn.
Mẹo giảm đau
Có khá nhiều mẹo giảm đau răng khôn theo dân gian như ngậm gừng, tỏi tươi, uống nước trà thanh nhiệt, sử dụng mật ong, ăn canh rau sam… Đây cũng là những mẹo vừa đơn giản vừa tiết kiệm mà chị em không nên bỏ qua để giảm đau răng khôn.
Bài viết trích nguồn tại: http://chiphiniengrang.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt