Tin mới

    • 3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà an toàn hiệu quả

      3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu một hơi thở thơm tho. Từ đó bạn cũng tự tin hơn khi giao tiếp với người khác và trong công việc. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!Nguyên nhân gây hôi miệngTrước khi tìm hiểu về cách chữa hôi miệng, chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Bệnh hôi miệng ở mỗi người rất khác nhau và có thể bắt nguồn từ một hay nhiều nguyên nhân.Hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây ra*Một số nguyên nhân thường gặp đó là:- Vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn phát triển mạnh gây mùi hôi.- Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,...- Có vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng,...- Mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản.- Sử dụng thực phẩm gây mùi hoặc hút thuốc lá nhiều.Với mỗi nguyên nhân trên, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp để cải thiện tình trạng hơi thở. Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan, cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý này thì mới có thể chấm dứt tình trạng hôi miệng.Những người không mắc bệnh lý mà bị hôi miệng có thể là do vệ sinh kém hoặc do sử dụng nhiều thực phẩm gây mùi, sử dụng thuốc lá gây khô miệng và hôi miệng. Với trường hợp hôi miệng không phải do bệnh lý, bệnh nhân có thể áp dụng những cách chữa hôi miệng dưới đây để có được hơi thở thơm tho hơn.Hướng dẫn 3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà hiệu quảCho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì bệnh hôi miệng cũng đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể chữa trị hôi miệng tại nhà với 3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà dưới đây.Trị hôi miệng tại nhà đơn giản bằng trà xanhChất polyphenol trong trà xanh có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cũng như giúp khử mùi hôi một cách hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, những người thường xuyên uống trà xanh sẽ không bị hôi miệng và những người bị hôi miệng có thể dùng nước trà xanh súc miệng nhiều lần trong ngày.Cách thực hiện:Bạn có thể sử dụng trà xanh như nước uống hàng ngày vì trà xanh còn có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa và giúp răng chắc khỏe hơn, loại bỏ mùi hôi khó chịu.Hoặc cũng có thể sử dụng nước trà xanh để nguội để súc miệng hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Việc súc miệng hàng ngày với trà xanh sẽ giúp loại bỏ dần dần vôi răng và tình trạng hôi miệng được cải thiện rõ rệt.Chanh tươi trị hôi miệng hiệu quả*Mẹo chữa bệnh hôi miệng bằng chanh tươiChanh có tính sát khuẩn và có vị thanh nên khử mùi rất tốt. Sau khi đưa vào miệng, những tính chất có trong chanh khử đi mùi hôi trong miệng rất nhanh chóng.Cách thực hiện:– Dùng vỏ chanh đã được rửa sạch nhai thật kỹ và nuốt. Thực hiện vài lần trong ngày sẽ đem đến cho bạn hơi thở thơm mát và rất dễ chịu.– Vắt chanh lấy nước cốt và cho thêm chút muối. Dùng hỗn hợp này để ngậm hoặc hải răng 2 lần mỗi ngày. Mùi hôi miệng khó chịu sẽ mất dần đi.Cách trị hôi miệng bằng vỏ bưởi đơn giảnBưởi là loại trái cây dễ tìm, chúng ta có thể tìm thấy ở khắp các chợ và siêu thị. Nhờ chứa nhiều tinh dầu thơm có khả năng khử mùi cùng với tính cay giúp loại bỏ vi khuẩn cực kỳ hiệu quả.Để trị hôi miệng tại nhà với vỏ bưởi bạn làm như sau:Cách thứ 1: Nhai trực tiếp vỏ bưởi sau mỗi bữa ăn để giúp làm sạch khoang miệng và khử mùi hôi. Thực hiện trong khoảng 5 phút sau đó súc miệng lại với nước ấm. Bạn cũng có thể rửa sạch vỏ bưởi và cắt thành từng miếng nhỏ để trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng trong 2-3 ngày.Cách thứ 2: Sử dụng vỏ của một trái bưởi đun sôi với 300ml nước. Để nước sôi khoảng 10 phút sau đó cho thêm một chút muối vào rồi tắt bếp. Đợi nước nguội sau đó dùng để súc miệng hàng ngày.Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về 3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà hiệu quả. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018
trám răng tư vấn

Niềng răng mặt trong là gì?

Trước nhu cầu thẩm mỹ cao, nhất là với những người thường xuyên phải giao tiếp, niềng răng mắc cài mặt trong đã ra đời để đáp ứng. Vậy niềng răng phương pháp này có tốt không và niềng răng tháo lắp có hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Niềng răng mặt trong là gì?

Niềng răng mặt trong là phương pháp niềng răng có chức năng kéo đẩy răng tương tự như các loại mắc cài truyền thống tuy nhiên khác biệt ở chỗ phần mắc cài nằm ở mặt trong của răng, do đó, khi một người đeo mắc cài mặt trong thì người khác sẽ không nhìn thấy và sẽ không có cảm giác e ngại.


Niềng răng mặt trong được cho là một phương án niềng răng thẩm mỹ hiệu quả, vì “không ai biết bạn đang niềng răng trừ chính bản thân bạn”, tuy nhiên thực tế liệu trình điều trị này cũng ẩn chứa khá nhiều phiền phức và rủi ro.

Niềng răng trong suốt và niềng răng mặt trong hiện nay là 2 phương pháp niềng răng được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả, tính thẩm mỹ. Trong đó, niềng răng mặt trong về bản chất vẫn là chỉ sử dụng các khí cụ mắc cài, dây cung tương tự với mắc cài kim loại.

Ưu điểm niềng răng mặt trong

– Đảm bảo được tính thẩm mỹ cho những người điều trị. Vì mắc cài được gắn ở phần bên trong cung hàm nên nó được giấu kín. Người khác sẽ không dễ dàng để phát hiện ra là bạn đang niềng răng. Do đó, đây cũng là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bởi họ có thể tự tin và thoải mái hơn trong giao tiếp hàng ngày.

– Quá trình niềng răng mặt trong sẽ được rút ngắn xuống khoảng 16 – 18 tháng.

– Phương pháp niềng răng mắc cài bên trong phù hợp với những đối tượng đủ 18 tuổi trở lên. Vì độ tuổi này có răng và phần xương hàm đã được phát triển toàn diện.

Không thể phủ nhận, niềng răng mặt trong có ưu điểm tuyệt vời, là tính thẩm mỹ rất cao. Tuy nhiên, nó cũng còn nhiều yếu điểm: 


– Bất tiện khi ăn nhai: Niềng răng mặt trong làm bạn ăn nhai khó khăn, trong mấy ngày đầu cứ ăn là lại đau, ăn không ngon miệng. Hiện tượng này là do mắc cài răng chạm vào lưỡi, và nó sẽ liên tục gây kích ứng lưỡi trong suốt quá trình niềng.

– Bất tiện khi nói chuyện: Đeo niềng răng thường đã khiến bạn bị cộm, đau khi nói chuyện rồi, nhưng đeo niềng răng mặt trong sẽ còn khó chịu nữa. Bởi dây cung và mắc cài rất dễ chạm vào lưỡi, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát âm của bạn.

– Bất tiện khi vệ sinh: Khi đeo niềng, bạn rất khó vệ sinh. Cũng như khó nhìn thấy các vụn thức ăn thừa giắt trên niềng. Vì vậy nguy cơ hôi miệng là rất cao.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Niềng răng mặt trong là gì? 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.