Răng sữa bị sâu là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc mất răng sữa quá sớm do sâu răng có thể sẽ dẫn đến những tình trạng răng sai lệch về sau. Vậy răng sữa sâu có nên nhổ không? Chuyên gia nha khoa sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Tình trạng sâu răng ở trẻ* |
Nguyên nhân răng sữa bị sâu
Sâu răng là bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ em, bệnh do những nguyên nhân sau gây ra, các bậc phụ huynh cần lưu ý để phòng ngừa cho trẻ.
- Do bé ăn quá nhiều đồ ngọt, chất đường là nguyên nhân chính gây ra sâu răng. Trẻ thường ăn đồ ngủ nhưng không vệ sinh răng miệng đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra bệnh lý.
- Trong quá trình mang thai, người mẹ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như caxi, thiếu canxi khi mang thai thì sau này men răng của con cũng dễ bị yếu và dễ bị sâu răng.
Răng sữa nên bảo tồn khi răng vĩnh viễn chưa mọc* |
Răng sữa bị sâu, nếu không may phải nhổ bỏ răng sữa sớm khi răng vĩnh viễn chưa mọc lên thì có thể sẽ gây ra tình trạng lệch lạc sau này. Chính vì thế, các bậc phục huynh cần quan tâm đến sức khỏe của trẻ, không nên chủ quan.
Răng sữa bị sâu nên chữa hay nên nhổ?
Răng sữa có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Nó giúp trẻ thực hiện những công việc hàng ngày như ăn nhai, nghiền, cắn xé thức ăn. Khi trẻ gặp phải tình trạng răng sữa bị sâu, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám, kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời. Có nên nhổ bỏ hay giữ lại còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi trẻ.
Trường hợp sâu răng sữa ở mức độ nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định nạo sạch các lỗ sâu răng, trám bít lại và vệ sinh khoang miệng thật sạch, tránh sự xâm hại của vi khuẩn. Chỉ nên nhổ răng sữa khi răng vĩnh viễn sắp mọc lên. Nếu sâu răng ở mức độ nặng, răng sữa vỡ mẻ quá lớn, không thể bảo tồn được nữa thì buộc phải nhổ bỏ và có các biện pháp nha khoa khác để ngăn chặn sự lệch lạc của răng vĩnh viễn khi mọc lên.
Để ngăn chặn tình trạng răng sữa bị sâu, nên chú ý đến chế độ ăn uống khoa học của trẻ, vệ sinh răng miệng đúng cách. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đánh răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, dùng nước muối sinh lý súc miệng, sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và nên thăm khám răng miệng định kỳ cho trẻ để kịp thời phát hiện các bệnh lý răng miệng.
TG: VT