Răng sữa mọc khi nào? niềng răng bị sưng lợi do đâu? Lịch mọc răng sữa đầu tiên của bé mà các mẹ cần biết. Khi bé mọc răng sữa sẽ báo hiệu cho mẹ biết rằng lúc này bé cần nhiều chất hơn và có thể đã ăn dặm được. Vì vậy, các mẹ nên theo dõi và chú ý sát sao từng chi tiết nhỏ để con mình có thể phát triển 1 cách toàn diện nhé.
Răng sữa mọc khi nào? |
Răng sữa mọc khi nào? Có bao nhiêu cái?
Biết được tời gian mọc răng sữa của trẻ là cách tốt nhất để cha mẹ quan sát và phát hiện kịp thời những triệu chứng về răng cho con sau này. Thông thường, thời gian mọc răng sữa ở trẻ là vào 6 tháng tuổi, tuỳ theo cơ thể của trẻ mà sẽ có thời gian sớm hay chậm khác nhau. Việc răng sữa mọc bình thường chứng tỏ sức khoẻ răng miệng, xương và răng trẻ phát triển bình thường, cơ thể trẻ không bị thiếu canxi.
Hệ thống răng sữa của trẻ so với răng vĩnh viễn ở người trưởng thành khác nhau, các răng sẽ ngắn hơn và mọc ít hơn. 2 chiếc răng mọc đầu tiên khi trẻ 6-8 tháng tuổi là răng cửa hàm dưới, 2 chiếc răng này sẽ mọc đôi cùng lúc. Việc mọc răng sữa của trẻ sẽ kéo dài đến khi trẻ được 3 tuổi và dừng lại ở 20 chiếc răng chia đều cho 2 cung hàm.
Cha mẹ nên chú ý quan sát giai đoạn mọc răng sữa cho trẻ vì có trẻ khi đã đủ tuổi những vẫn chưa mọc đủ răng và răng vĩnh viễn mọc sớm hơn bình thường dẫn đến xô lệch, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ hàm răng sau này của trẻ.
Trước khi mọc răng sữa trẻ sẽ có những dấu hiệu như:
- Nướu sưng đỏ hơn bình thường.
- Trẻ thường quấy khóc, biếng ăn và thậm chí phát sốt.
- Vì nướu bị kích thích nên trẻ sẽ hay gặm cắn đồ vật, các vật cứng.
Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng sữa
Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọc răng vĩnh viễn, nên nắm rõ thời điểm mọc răng cũng như răng sữa có bao nhiêu cái là cách tốt nhất để cha mẹ điều chỉnh cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách.
- Ở độ tuổi mọc răng sữa, vì còn rất nhỏ nên trẻ chưa có ý thức trong việc chăm sóc răng miệng, chính vì thế cha mẹ nên chủ động trong việc vệ sinh khoang miệng cho trẻ. Hãy lấy bông gòn hoặc khăn vải mềm nhúng vào nước ấm rồi chà vào răng, nướu cho trẻ thường xuyên sau khi ăn, bú. Nên chà nhẹ nhàng để không làm tổn thương nướu và động đến răng sữa của trẻ.
- Trẻ biếng ăn trong giai đoạn này thì cha mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều, nên chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn vừa phải. Sau khi ăn nên cho trẻ uống nước để súc miệng.
- Khi trẻ sốt trên 38,5 độ hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sốt kèm theo đi phân lỏng 3-4 lần trong ngày thì phải cung cấp nước thật nhiều cho trẻ để không dẫn đến mất nước, suy nhược cơ thể trẻ. Nếu trẻ sốt cao liên tục và đi phân lòng 5-7 lần trong ngày thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế để bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.
- Đối với trẻ từ 2-3 tuổi, nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng, dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dùng cho trẻ nhỏ, hướng dẫn trẻ cách chải răng đúng cách và thực hiện ngày 2-3 lần sau mỗi bữa ăn. Có thể kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn giắt trong kẽ răng, hạn chế được sự hình thành của vôi răng.
- Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường và nước uống gây hại như soda, nước có gas. Hãy cho trẻ ăn thức ăn cứng như cà rốt, khoai tây,...để ngăn mát tủ lạnh vì khi mọc răng sữa nướu răng sẽ bị ngứa nên trẻ rất thích gặm cắn thức ăn.
Hi vọng với những giải đáp của chúng tôi về răng sữa có bao nhiêu cái đã giúp cho bạn Hoài Nam có thêm thông tin bổ ích. Nếu con bạn phát sốt liên tục trong quá trình mọc răng sữa, hãy đưa con đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị nhé.
Bài viết được trích nguồn tại: https://pncuoixinhmoingay.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT