Tin mới

    • 3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà an toàn hiệu quả

      3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu một hơi thở thơm tho. Từ đó bạn cũng tự tin hơn khi giao tiếp với người khác và trong công việc. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!Nguyên nhân gây hôi miệngTrước khi tìm hiểu về cách chữa hôi miệng, chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Bệnh hôi miệng ở mỗi người rất khác nhau và có thể bắt nguồn từ một hay nhiều nguyên nhân.Hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây ra*Một số nguyên nhân thường gặp đó là:- Vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn phát triển mạnh gây mùi hôi.- Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,...- Có vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng,...- Mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản.- Sử dụng thực phẩm gây mùi hoặc hút thuốc lá nhiều.Với mỗi nguyên nhân trên, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp để cải thiện tình trạng hơi thở. Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan, cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý này thì mới có thể chấm dứt tình trạng hôi miệng.Những người không mắc bệnh lý mà bị hôi miệng có thể là do vệ sinh kém hoặc do sử dụng nhiều thực phẩm gây mùi, sử dụng thuốc lá gây khô miệng và hôi miệng. Với trường hợp hôi miệng không phải do bệnh lý, bệnh nhân có thể áp dụng những cách chữa hôi miệng dưới đây để có được hơi thở thơm tho hơn.Hướng dẫn 3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà hiệu quảCho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì bệnh hôi miệng cũng đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể chữa trị hôi miệng tại nhà với 3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà dưới đây.Trị hôi miệng tại nhà đơn giản bằng trà xanhChất polyphenol trong trà xanh có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cũng như giúp khử mùi hôi một cách hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, những người thường xuyên uống trà xanh sẽ không bị hôi miệng và những người bị hôi miệng có thể dùng nước trà xanh súc miệng nhiều lần trong ngày.Cách thực hiện:Bạn có thể sử dụng trà xanh như nước uống hàng ngày vì trà xanh còn có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa và giúp răng chắc khỏe hơn, loại bỏ mùi hôi khó chịu.Hoặc cũng có thể sử dụng nước trà xanh để nguội để súc miệng hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Việc súc miệng hàng ngày với trà xanh sẽ giúp loại bỏ dần dần vôi răng và tình trạng hôi miệng được cải thiện rõ rệt.Chanh tươi trị hôi miệng hiệu quả*Mẹo chữa bệnh hôi miệng bằng chanh tươiChanh có tính sát khuẩn và có vị thanh nên khử mùi rất tốt. Sau khi đưa vào miệng, những tính chất có trong chanh khử đi mùi hôi trong miệng rất nhanh chóng.Cách thực hiện:– Dùng vỏ chanh đã được rửa sạch nhai thật kỹ và nuốt. Thực hiện vài lần trong ngày sẽ đem đến cho bạn hơi thở thơm mát và rất dễ chịu.– Vắt chanh lấy nước cốt và cho thêm chút muối. Dùng hỗn hợp này để ngậm hoặc hải răng 2 lần mỗi ngày. Mùi hôi miệng khó chịu sẽ mất dần đi.Cách trị hôi miệng bằng vỏ bưởi đơn giảnBưởi là loại trái cây dễ tìm, chúng ta có thể tìm thấy ở khắp các chợ và siêu thị. Nhờ chứa nhiều tinh dầu thơm có khả năng khử mùi cùng với tính cay giúp loại bỏ vi khuẩn cực kỳ hiệu quả.Để trị hôi miệng tại nhà với vỏ bưởi bạn làm như sau:Cách thứ 1: Nhai trực tiếp vỏ bưởi sau mỗi bữa ăn để giúp làm sạch khoang miệng và khử mùi hôi. Thực hiện trong khoảng 5 phút sau đó súc miệng lại với nước ấm. Bạn cũng có thể rửa sạch vỏ bưởi và cắt thành từng miếng nhỏ để trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng trong 2-3 ngày.Cách thứ 2: Sử dụng vỏ của một trái bưởi đun sôi với 300ml nước. Để nước sôi khoảng 10 phút sau đó cho thêm một chút muối vào rồi tắt bếp. Đợi nước nguội sau đó dùng để súc miệng hàng ngày.Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về 3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà hiệu quả. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022
trám răng tư vấn

Bọc răng sứ khi mang thai có được không

 Bọc răng sứ khi mang thai có nên không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Vì cơ thể khi đang mang thai rất nhạy cảm, mọi tác động đến cơ thể đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Không những thế, khi mang thai, răng miệng của phụ nữ rất yếu, dễ gặp phải những vấn đề răng miệng nên nhiều người đã tìm hiểu về giải pháp bọc răng sứ để cải thiện vấn đề này. 

Bọc răng sứ khi mang thai có được không-1
Bọc răng sứ khi mang thai cần thăm khám kỹ lưỡng*

Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng trong trường hợp: mất răng, răng mọc chen chúc mức độ nhẹ, răng lệch lạc,… Phương pháp này sẽ mang lại một hàm răng nguyên vẹn cho các mẹ bầu trong trường hợp răng gặp vấn đề.

Hiện nay, bọc răng sứ là phương pháp được rất nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn để thẩm mỹ lại răng khuyết điểm. Tuy nhiên, bọc răng sứ khi mang thai có được không lại là một vấn đề đang được nhiều chị em quan tâm.

Có nên bọc răng sứ khi mang thai không?

Theo bác sĩ nha khoa, phụ nữ khi mang thai không nên có bất cứ can thiệp nào đến cơ thể, trong đó bao gồm bọc răng sứ. Vì để thực hiện bọc răng, cần phải sử dụng thuốc gây tê hoặc giảm đau trong trường hợp mài răng gây chảy máu, ê buốt. Điều này không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Thời điểm mang thai, thuốc kháng sinh, hóa chất cần phải hạn chế ở mức thấp nhất, trừ trường hợp đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ. 

Bọc răng sứ khi mang thai có được không-2
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ phụ sản trước khi bọc sứ*

Nếu đang có nhu cầu bọc răng sứ khi mang thai, cần phải lưu ý:

- Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nhất, lúc này thai nhi mới hình thành nên còn khá yếu. Nếu có những tác động vào cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế không nên đụng chạm gì đến răng miệng hay bất kỳ loại thuốc uống, kháng sinh hay đưa hóa chất nào vào cơ thể. Vì điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

- Từ tháng thứ 4 trở đi, nếu gặp phải vấn đề không mong muốn về răng thì bạn có thể cân nhắc bọc răng sứ những cần chỉ định của bác sĩ. Mặc dù giai đoạn này thai nhi đã ổn định nhưng vẫn nên cẩn trọng. Hãy trao đổi và cung cấp thông tin đầy đủ về sức khỏe của mình cũng như thai nhi cho bác sĩ để hạn chế rủi ro. 

- Ở giai đoạn cuối thai kỳ, bụng mẹ đã to hơn, em bé lớn nhanh gây chèn ép khó chịu. Khi bọc răng sứ phải nằm lâu, đi lại nha khoa 2 - 3 lần nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bọc răng sứ. 

Ngoài ra, bọc răng sứ phải mài răng, xâm lấn đến răng thật. Bạn nên chọn địa chỉ uy tín, có bác sĩ giỏi để thực hiện vì răng miệng khi mang thai rất nhạy cảm, nếu mài răng không đúng cách sẽ dẫn đến viêm lợi, chảy máu, ê buốt ảnh hưởng đến ăn uống, khiến cơ thể không đủ chất để nuôi thai nhi. 

Bọc răng sứ khi mang thai có được không-3

Lưu ý bọc răng sứ khi mang thai mẹ cần biết

Giữa thai kỳ là giai đoạn an toàn, nếu tình trạng răng của mẹ bầu quá đau nhức, gây khó chịu hoặc chảy máu thì vẫn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện làm răng sứ mà không cần phải đợi đúng 3 tháng giữa vì càng về cuối, sức khỏe của mẹ càng cần được đảm bảo để vượt cạn một cách an toàn nhất. 

Để bọc răng sứ khi mang thai an toàn, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, cần nhớ:

- Nói rõ tình trạng sức khỏe hiện tại để bác sĩ điều trị có giải pháp phù hợp nhất.

- Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé cần hỏi ý kiến của bác sĩ sản khoa khi muốn làm răng sứ.

- Lựa chọn địa chỉ nha khoa làm răng sứ uy tín, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, máy móc, thiết bị hiện đại để thực hiện bọc răng an toàn nhất.

Bọc răng sứ khi mang thai tuy phức tạp nhưng vẫn có thể thực hiện. Mẹ bầu có nhu cầu bọc răng sứ nên tìm hiểu những thông tin liên quan một cách kỹ lưỡng. Nếu cảm thấy không cần thiết, tốt nhất nên hoãn thời gian bọc răng sứ sau khi sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi bạn nhé. 

  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Bọc răng sứ khi mang thai có được không 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.