Tin mới

    • 3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà an toàn hiệu quả

      3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu một hơi thở thơm tho. Từ đó bạn cũng tự tin hơn khi giao tiếp với người khác và trong công việc. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!Nguyên nhân gây hôi miệngTrước khi tìm hiểu về cách chữa hôi miệng, chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Bệnh hôi miệng ở mỗi người rất khác nhau và có thể bắt nguồn từ một hay nhiều nguyên nhân.Hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây ra*Một số nguyên nhân thường gặp đó là:- Vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn phát triển mạnh gây mùi hôi.- Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,...- Có vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng,...- Mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản.- Sử dụng thực phẩm gây mùi hoặc hút thuốc lá nhiều.Với mỗi nguyên nhân trên, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp để cải thiện tình trạng hơi thở. Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan, cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý này thì mới có thể chấm dứt tình trạng hôi miệng.Những người không mắc bệnh lý mà bị hôi miệng có thể là do vệ sinh kém hoặc do sử dụng nhiều thực phẩm gây mùi, sử dụng thuốc lá gây khô miệng và hôi miệng. Với trường hợp hôi miệng không phải do bệnh lý, bệnh nhân có thể áp dụng những cách chữa hôi miệng dưới đây để có được hơi thở thơm tho hơn.Hướng dẫn 3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà hiệu quảCho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì bệnh hôi miệng cũng đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể chữa trị hôi miệng tại nhà với 3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà dưới đây.Trị hôi miệng tại nhà đơn giản bằng trà xanhChất polyphenol trong trà xanh có tác dụng giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cũng như giúp khử mùi hôi một cách hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, những người thường xuyên uống trà xanh sẽ không bị hôi miệng và những người bị hôi miệng có thể dùng nước trà xanh súc miệng nhiều lần trong ngày.Cách thực hiện:Bạn có thể sử dụng trà xanh như nước uống hàng ngày vì trà xanh còn có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa và giúp răng chắc khỏe hơn, loại bỏ mùi hôi khó chịu.Hoặc cũng có thể sử dụng nước trà xanh để nguội để súc miệng hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn. Việc súc miệng hàng ngày với trà xanh sẽ giúp loại bỏ dần dần vôi răng và tình trạng hôi miệng được cải thiện rõ rệt.Chanh tươi trị hôi miệng hiệu quả*Mẹo chữa bệnh hôi miệng bằng chanh tươiChanh có tính sát khuẩn và có vị thanh nên khử mùi rất tốt. Sau khi đưa vào miệng, những tính chất có trong chanh khử đi mùi hôi trong miệng rất nhanh chóng.Cách thực hiện:– Dùng vỏ chanh đã được rửa sạch nhai thật kỹ và nuốt. Thực hiện vài lần trong ngày sẽ đem đến cho bạn hơi thở thơm mát và rất dễ chịu.– Vắt chanh lấy nước cốt và cho thêm chút muối. Dùng hỗn hợp này để ngậm hoặc hải răng 2 lần mỗi ngày. Mùi hôi miệng khó chịu sẽ mất dần đi.Cách trị hôi miệng bằng vỏ bưởi đơn giảnBưởi là loại trái cây dễ tìm, chúng ta có thể tìm thấy ở khắp các chợ và siêu thị. Nhờ chứa nhiều tinh dầu thơm có khả năng khử mùi cùng với tính cay giúp loại bỏ vi khuẩn cực kỳ hiệu quả.Để trị hôi miệng tại nhà với vỏ bưởi bạn làm như sau:Cách thứ 1: Nhai trực tiếp vỏ bưởi sau mỗi bữa ăn để giúp làm sạch khoang miệng và khử mùi hôi. Thực hiện trong khoảng 5 phút sau đó súc miệng lại với nước ấm. Bạn cũng có thể rửa sạch vỏ bưởi và cắt thành từng miếng nhỏ để trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng trong 2-3 ngày.Cách thứ 2: Sử dụng vỏ của một trái bưởi đun sôi với 300ml nước. Để nước sôi khoảng 10 phút sau đó cho thêm một chút muối vào rồi tắt bếp. Đợi nước nguội sau đó dùng để súc miệng hàng ngày.Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về 3 mẹo chữa trị hôi miệng tại nhà hiệu quả. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2022
trám răng tư vấn

Niềng răng cho trẻ em khi nào

 Niềng răng cho trẻ em là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Hầu hết cha mẹ đều băn khoăn việc niềng răng sớm cho con em mình có nên hay không, hiệu quả như thế nào. Trong bài viết sau, bấc sĩ nha khoa chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin về niềng răng cho trẻ để cha mẹ hiểu rõ hơn. 

Niềng răng cho trẻ em khi nào-1
Răng lệch lạc ở trẻ em*

Niềng răng cho trẻ em khi nào?

Niềng răng là quá trình di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm bằng khí cụ nha khoa chuyên dụng. Việc niềng răng cho trẻ em nên được thực hiện trong giai đoạn răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ, xương hàm còn mềm và chưa phát triển hoàn thiện. Cụ thể, thời điểm vàng để niềng răng là từ 9 - 16 tuổi, niềng răng ở độ tuổi này sẽ giúp việc di chuyển răng dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và hạn chế tối đa cảm giác đau nhức cho trẻ. 

Một điều quan trọng cha mẹ cần lưu ý là xương hàm, răng và lợi của trẻ sẽ tiếp tục phát triển trong một vài năm sau khi đã kết thúc quá trình niềng răng. Đối với bé gái phát triển đến 16 tuổi và bé trai là đến 18 tuổi. Vì thế, sau khi trẻ có khớp cắn chuẩn, cha mẹ vẫn phải theo dõi sự phát triển răng miệng của trẻ để ngăn ngừa răng phát triển bất thường trở lại. Niềng răng mắc cài kim loại có phù hợp cho trẻ em?

Niềng răng cho trẻ được áp dụng đối với các tường hợp:

- Cắn ngược răng sau, răng trước.

- Cung răng bị hẹp.

- Răng thưa, răng mọc lệch lạc, chen chúc nghiêm trọng.

- Răng cửa nhô ra quá mức.

- Răng mọc sai hướng, mọc lệch lạc, khấp khểnh. 

Niềng răng cho trẻ em khi nào-2
Niềng răng trẻ em càng sớm càng tốt*

Niềng răng cho trẻ em có cần đến bác sĩ giỏi?

Nhiều người nghĩ rằng, răng và xương hàm của trẻ dễ điều chỉnh hơn so với người lớn nên không cần đòi hỏi kỹ thuật cao. Tuy nhiên, dù là bất kì độ tuổi nào, niềng răng vẫn phải cần bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại. Vì khi niềng răng cho trẻ em, bác sĩ vẫn gặp một số trở ngại như:

- Bệnh nhân còn nhỏ tuổi nên chưa ý thức được phải giữ gìn khí cụ cố định trên miệng để đảm bảo hiệu quả như mong muốn, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình và kết quả chỉnh nha. Trẻ em thường dễ rơi vào các tình huống phải cấp cứu răng như: bung tuột khí cụ, mắc lưỡi, mắc má,… do không có sự chăm sóc đúng cách.

- Vì xương hàm của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên bác sĩ căn cứ vào độ khum của vòm hàm hiện tại. Điều này đòi hỏi bác sĩ phải tiên lượng được khả năng phát triển của xương hàm trong tương lai để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. 

Chính vì những trở ngại trên nên niềng răng trẻ em cũng cần bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm điều trị thực tế nhiều mới thực hiện hiệu quả được. 

Niềng răng cho trẻ em khi nào-3
Trẻ em niềng răng sớm có hiệu quả nhanh chóng*

Phương pháp niềng răng cho trẻ em phổ biến

- Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp: Phương pháp niềng răng thẩm mỹ này áp dụng cho trẻ từ 9 - 16 tuổi, có cơ chế hoạt động tương tự như niềng răng mắc cài cố định. Tuy nhiên, khí cụ có thể tháo lắp linh  hoạt, giúp trẻ ăn uống thoải mái hơn. 

- Niềng răng bằng mắc cài: Là phương pháp gắn mắc cài cố định lên răng, mắc cài có thể là kim loại hoặc sứ. Phương pháp này cũng áp dụng cho trẻ từ 9 – 16 tuổi trở lên, khi các răng vĩnh viễn đã dần mọc đầy đủ.

Mỗi loại mắc cái đều có ưu và nhược điểm riêng. Nên khi được tư vấn và lựa chọn, cả người niềng răng lẫn bác sĩ điều trị đều phải cân nhắc hài hòa giữa các yếu tố như chi phí, thời gian, hiệu quả khi niềng răng cho trẻ em.

  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Niềng răng cho trẻ em khi nào 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.